What is Sexual Health?Sức khỏe tình dụca

Quấy rối và bạo lực liên quan đến tình dục

Quấy rối là gì?

  

“Quấy rối (Harassment)” là đề cập đến lời nói và hành động tương ứng với hành vi “quấy rầy” và “bắt nạt” trong nhiều tình huống khác nhau. Hành vi gây cảm giác khó chịu, làm tổn thương nhân phẩm, gây bất lợi hoặc đe dọa đối phương chính là quấy rối cho dù bản thân người đó có ý định làm tổn thương đối phương hay không.
Quấy rối liên quan đến tình dục bao gồm những thứ sau đây. Ứng với từng hành vi quấy rối đều có nhiều điểm trùng lặp, có thể có trường hợp bị nhiều hành vi quấy rối cùng một lúc.
Ngoài ra, chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ rằng nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục là phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có những nạn nhân là nam giới, hành vi quấy rối nào cũng đều là xâm phạm nhân quyền bất kỳ giới tính.

Quấy rối tình dục

Phát ngôn và hành vi mang tính tình dục khiến đối phương khó chịu, đối phương cảm thấy nhân phẩm của mình bị tổn thương.

Quấy rối giới tính

Quấy rối hoặc lời nói và hành động thiên vị do định kiến và phân biệt đối xử liên quan đến tình dục. Đánh giá hoặc quy kết về tính cách hoặc năng lực chỉ với lý do người đó là nam hoặc nữ cũng được đưa vào hành vi quấy rối tình dục.

Quấy rối thai sản

Là hành vi quấy rối từ cấp trên và đồng nghiệp liên quan đến việc mang thai, sinh con, nghỉ làm chăm sóc trẻ, nghỉ làm chăm sóc người cao tuổi và người bệnh, v.v... tại các cơ sở ngoài xã hội như nơi làm việc. Những trường hợp nghỉ phép này được pháp luật cho phép, hành vi quấy rối thai sản bị nghiêm cấm bởi Luật Bình đẳng Cơ hội Việc làm Nam nữ và Luật Nghỉ làm Chăm sóc Con - Người cao tuổi và Người bệnh.

Quấy rối đạo đức

Bạo lực về tinh thần làm tổn hại đến nhân cách, phẩm giá của đối phương theo đạo đức của bản thân người đó. Thực tế có trường hợp đi kèm với bạo lực về mặt thể chất. Khác với quấy rối quyền lực, hành vi này không liên quan gì đến chức quyền, nó xảy ra giữa đồng nghiệp, giữa bạn học, cấp dưới tới cấp trên, thậm chí giữa các cặp vợ chồng, cha mẹ và con cái, giữa người yêu và bạn bè với nhau.

Quấy rối quyền lực

Là hành vi quấy rối người khác bằng cách sử dụng địa vị hoặc chức quyền. Ngoài hành vi xâm phạm quyền riêng tư, đe dọa và xúc phạm với thái độ hống hách, bạo lực, chửi thề, phớt lờ, phân bổ công việc không phù hợp với khả năng, còn bao gồm hành vi ép buộc quan hệ tình dục bằng cách sử dụng địa vị của mình.

Quấy rối lần hai

Bị người tư vấn đổ lỗi hoặc quấy rối thêm khi nhờ đồng nghiệp hoặc cấp trên, v.v... tư vấn về những thiệt hại do hành vi quấy rối gây ra. Hành vi quấy rối lần hai bao gồm những lời nói và hành động như “Không thể tin được một câu chuyện như vậy” và “Cũng do bạn nữa”, v.v... hay hành vi trả thù hoặc che giấu thiệt hại do đã liên hệ tư vấn cũng là hành vi quấy rối lần hai.

Nếu bị bạo lực tình dục

Cần phải điều trị và ứng phó càng nhanh càng tốt với chấn thương bên ngoài, nguy cơ mang thai và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do bạo lực tình dục gây ra.
Có các cửa sổ tư vấn phổ biến trên khắp cả nước như “Trung tâm hỗ trợ một cửa dành cho nạn nhân tội phạm tình dục và bạo lực tình dục”, “Cửa sổ tư vấn thiệt hại do tội phạm tình dục” của cảnh sát, tư vấn SNS “Cure Time (thời gian điều trị)”, v.v...
Có thể liên hệ tư vấn đến bất kỳ cửa sổ tư vấn nào mà không cần quan tâm đến tuổi tác, giới tính hay bản năng tình dục.

Trung tâm hỗ trợ một cửa dành cho nạn nhân tội phạm tình dục và bạo lực tình dục
Trung tâm hỗ trợ một cửa dành cho nạn nhân tội phạm tình dục và bạo lực tình dục
Số điện thoại rút gọn: “# 8891 ((8(ha)8(ya)9(ku)1(one-stop):một cửa nhanh)”
Được kết nối với Trung tâm hỗ trợ một cửa dành cho nạn nhân tội phạm tình dục và bạo lực tình dục ở các tỉnh thành và hợp tác với các tổ chức chuyên môn như cơ sở y tế sản phụ khoa, tư vấn tâm lý và tư vấn pháp luật, v.v... Có thể được bác sĩ điều trị tinh thần và thể chất và hỗ trợ tránh thai khẩn cấp hình thức ẩn danh và không cần thẻ bảo hiểm y tế, v.v...
Ngoài ra, cũng có thể nhận được sự hỗ trợ liên quan đến điều tra, hỗ trợ về pháp lý (như giới thiệu đến luật sư, v.v...), và hỗ trợ đi cùng đến bệnh viện hoặc sở cảnh sát, v.v...

Cửa sổ tư vấn thiệt hại do tội phạm tình dục của cảnh sát
Số điện thoại rút gọn: “# 8103 ((8(ha)10(to)3(san):Heart-san)” (hỗ trợ 24/24)
Hỗ trợ ứng phó ưu tiên đảm bảo an toàn cho nạn nhân, đến bệnh viện thăm khám và điều trị vết thương, v.v...
Cho dù có liên hệ trao đổi với cảnh sát đi nữa thì việc có nộp “Bản báo cáo thiệt hại” hay không sẽ do mình quyết định.

Tư vấn SNS về bạo lực tình dục “Cure Time (thời gian điều trị)”
Có thể liên hệ tư vấn thông qua SNS từ 17 giờ đến 21 giờ vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Bảy.
Tiếp nhận tư vấn qua hình thức ẩn danh không phân biệt tuổi tác hoặc giới tính, có thể liên hệ tư vấn bằng tiếng nước ngoài.

Tư vấn DV (bạo hành gia đình)+
Số điện thoại: 0120-279-889 ((2(tsu)7(na)9(gu)8(ha)8(ya)9(ku): kết nối/nhanh chóng)
Có thể liên tư vấn qua điện thoại, email hoặc chat 24/24, có thể liên hệ tư vấn bằng tiếng nước ngoài.

Nếu bị bạo lực tình dục, hãy đến thăm khám tại cơ sở y tế

Trường hợp là nữ, về cơ bản hãy khám phụ khoa. Nên đi khám càng sớm càng tốt, có thể tránh thai bằng thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 72 giờ kể từ khi bị hại.
Trường hợp là nam thì cũng nhanh chóng đến khoa ngoại, khoa tiết niệu, khoa hoa liễu, v.v... để điều trị chấn thương bên ngoài và xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục càng sớm càng tốt. Trường hợp chỉ một mình nên cảm thấy không biết phải làm gì thì hãy sử dụng Trung tâm hỗ trợ một cửa dành cho nạn nhân tội phạm tình dục và bạo lực tình dục hoặc Cửa sổ tư vấn thiệt hại do tội phạm tình dục của cảnh sát.

Điểm lưu ý khi liên hệ tư vấn đến cảnh sát hoặc bệnh viện
Cần phải thu thập chứng cứ (tóc, tinh dịch, nước bọt, v.v...) để xác định và trừng phạt hung thủ nên nếu có thể hãy cứ mặc quần áo ở trạng thái bị tổn hại, không đi vệ sinh hoặc tắm rửa cơ thể. Trường hợp thay quần áo thì đừng giặt quần áo đã mặc khi bị tổn hại mà hãy cho chúng vào túi nilông và mang theo.
Trường hợp lo lắng rằng đồ uống hoặc thức ăn của mình có thể bị trộn lẫn thuốc ngủ, v.v... như “ý thức không rõ ràng”, v.v... thì nên mang theo những gì đã uống hoặc ăn trước khi bị tổn hại cũng như bộ đồ ăn đã sử dụng.

Nếu nhận được liên hệ tư vấn từ nạn nhân của bạo lực tình dục

Điều quan trọng nhất là đừng phủ nhận mà hãy lắng nghe câu chuyện của người đã liên hệ tư vấn. Tránh hỏi “khi nào” và “ở đâu” mà hãy lắng nghe những gì bản thân người đó có thể nói ra.
Bạo lực tình dục là một hành vi phạm tội và nạn nhân không có lỗi. Tuy nhiên, nạn nhân thường tự trách mình. Vì vậy, hãy nói rằng “Bạn không có lỗi gì” và tỏ ra mình là đồng minh của người bị hại.
Có thể động viên sẽ đi cùng với nạn nhân đến cơ sở y tế, cơ sở tư vấn, sở cảnh sát, v.v... Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó cũng hãy tôn trọng ý muốn của người đó.

Ví dụ về những câu từ không nên nói
“Thật à?”
“Tại sao lại đến một nơi như vậy?”
“Tại sao không chạy trốn?”
“Sao không chịu nói sớm hơn”
“Nên quên nó đi”
“Tôi hiểu rồi” “Cố gắng lên!” v.v...