Giang mai

Giang mai(Syphilis) là gì?

Bệnh giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Vi khuẩn giang mai lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Treponema pallidum có trong tinh dịch và dịch tiết âm đạo của người bị bệnh. Số trường hợp mắc giang mai đang gia tăng nhanh chóng ở Nhật Bản.

Bênh giang mai có những giai đoạn không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, do đó, dễ bị bỏ qua và làm tăng nguy cơ lây lan. Nếu một người đã từng nhiễm giang mai, người đó vẫn có nguy cơ bị nhiễm lại. Thời kỳ ủ bệnh giang mai thường kéo dài 3 tuần, bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các cục u và vết loét (thay đổi trên da) xuất hiện ở vùng da bị xâm lấn. Đây được gọi là giai đoạn 1. Các triệu chứng biến mất sau đó, và sau giai đoạn ủ bệnh từ 4-10 tuần, các triệu chứng khác nhau xuất hiện trên da (giai đoạn 2). Các triệu chứng có thể biến mất trong vài tuần mà không cần điều trị, vì vậy chúng có thể được phát hiện lần đầu tiên trong một lần xét nghiệm máu tiếp theo. Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục bằng miệng, các triệu chứng có thể xuất hiện ở miệng, nhưng điều này thường bị bỏ qua.

Khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển thêm, một khối u gọi là syphilitic gumma sẽ bắt đầu xuất hiện trên da, và sẽ ảnh hưởng đến tim, mạch máu lớn, não, dây thần kinh, v.v. trong các năm tiếp theo. Giai đoạn này của bệnh giang mai có thể rất nguy hiểm. Bệnh giang mai phát triển nhanh hơn và không điển hình hơn ở người nhiễm HIV. Ví dụ, bệnh giang mai thần kinh có thể được phát hiện sớm ở người nhiễm HIV, mặc dù nó rất hiếm và phát triển chậm ở những người không nhiễm HIV.

Làm sao tôi có thể phòng tránh bệnh giang mai?

Bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục khi tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch và dịch tiết âm đạo có chứa xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) từ người bệnh.

Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh giang mai có thể lây truyền sang thai nhi thông qua nhau thai, gây sảy thai hoặc thai chết lưu hoặc em bé sinh ra có thể mắc giang mai bẩm sinh.

Không có cách nào cụ thể ngăn ngừa bệnh giang mai. Hãy làm xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe nếu bạn lo lắng bản thân có nguy cơ lây nhiễm, để ngăn ngừa sự lây nhiễm. Bao cao su có ưu điểm là giảm tiếp xúc với niêm mạc và da. Điều này cũng làm giảm nguy cơ lây nhiễm và ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, nhưng nó không hoàn toàn ngăn ngừa bệnh giang mai.

Làm sao tôi biết mình đã nhiễm bệnh? (Dấu hiệu và triệu chứng)

Bệnh giang mai có thể phát hiện qua xét nghiệm máu. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ vì bạn có thể tái nhiễm giang mai hoặc vẫn có kết quả dương tính ngay cả sau khi điều trị.

Các triệu chứng của bệnh giang mai thường không biểu hiện trong thời gian dài và ngay cả khi thấy các triệu chứng, bệnh vẫn khó nhận biết. Nếu bạn cảm thấy mình có nguy cơ mắc bệnh, điều quan trọng là hãy đi khám và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

Ngay cả khi điều trị xong, vẫn có khả năng bị nhiễm trở lại.

Điều trị

Kháng sinh penicilin có tác dụng rất tốt đối với các trường hợp cấp tính. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh thay thế nếu bạn bị dị ứng với kháng sinh penicilin.

Với bệnh giang mai giai đoạn đầu, khi bắt đầu điều trị, có thể có sốt cao tạm thời và phát ban, gọi là phản ứng Jarisch-Herxheimer. Các triệu chứng này được xử lí đơn giản bằng thuốc hạ sốt và sẽ biến mất trong vòng 1-2 ngày. Các triệu chứng trên có thể gây nhầm lẫn với dị ứng thuốc, vì vậy nếu bạn gặp một số triệu chứng không quen thuộc, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.